Bạn sẽ không cần Timers nào khác, ngoại trừ ON DELAY

Gần đây, mình có đọc một số tài liệu về PLC. Mình thấy có một nhà cung cấp khoe rằng PLC cỡ nhỏ của họ có thể cung cấp tới 7 loại bộ timer khác nhau, và cho rằng đây là yếu tố khác biệt chính giữa PLC của họ và các hãng khác. Nghe có vẻ cũng hấp dẫn, nhưng từ quan điểm thực tế, 7 loại này không phải tất cả đều có giá trị thực sự.

Các bạn đừng hiểu sai ý của mình, bộ hẹn giờ và định thì là các chức năng chính trong bất kỳ hệ thống điều khiển nào. Mình có thể dễ dàng cho rằng rất hiếm có ứng dụng điều khiển nào mà không chứa ít nhất một bộ đếm thời gian. Tuy nhiên, việc tạo ra nhiều kiểu timer thì đây chỉ là một mánh khóe trong bán hàng mà thôi.

Thực tế, các bạn có thể tạo được bất kỳ loại timer hoặc bộ định thì nào, bằng cách sử dụng bộ timer cơ bản nhất – ON-DELAY. Ở đây, mình sẽ đưa ra các ví dụ về việc tạo ra 3 loại bộ timer (hoặc bộ định thì):

  • Timer Off-Delay
  • Timer kết hợp On + Off Delay
  • Bộ định thì

Một số thuật ngữ cần nắm để các bạn tránh nhầm lẫn:

  • Timer – Bộ hẹn giờ: Đếm thời gian để bắt đầu làm việc gì đó.
  • Timing – Bộ định thì: Đếm thời gian đang thực hiện việc gì đó.

Trước tiên, các bạn hãy cùng xem lại On-Delay hoạt động như thế nào nhé.

Chủ chốt của tất cả Timers! ON DELAY

Nếu so sánh với relay thông thường, thì relay thường sẽ chuyển trạng thái (ON hoặc OFF) một cách lập tức khi tín hiệu điều khiển thay đổi.

Trong khi đó, bộ timer on-delay cũng giống như relay, ngoài trừ một điều nó sẽ mở trạng thái ON sau một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy nó có cái tên là On-Delay. Còn chuyển sang trạng thái OFF thì nó giống relay thông thường, đó là OFF ngay lập tức.

Trong chương trình Ladder, việc sử dụng On-delay rất đơn giản. Khối block sẽ nhận lệnh, và sau một khoảng thời gian định sẵn, ngõ ra của timer (TM1.OUT) sẽ đổi trạng thái, bật ngõ ra ON hay hoặc OFF (tương ứng loại thường mở/đóng).

Như trong đoạn code Ladder phía trên, trong suốt bài này mình sẽ sử dụng điều kiện COMMAND để nhận biết khởi động bộ timer. Ngõ ra OUTPUT dùng để xác định kết quả của timer. Và bộ On-delay sẽ có tên là TON DELAY như trong hình.

Timer OFF DELAY

Bộ timer OFF-Delay cũng giống như relay, ngoài trừ nó sẽ chuyển trạng thái OFF sau một khoảng thời gian nhất định. Còn chuyển sang trạng thái ON thì nó giống relay thông thường, đó là ON ngay lập tức.

Chương trình Ladder bên dưới sẽ cho thấy cách thay thế timer Off-delay bằng cách sử dụng timer On-delay

Nhánh đầu tiên thì đơn giản. Khi COMMAND được kích, OUPUT sẽ bật ON ngay lập tức và nó sẽ tự giữ thay cho tín hiệu COMMAND. Ngõ OUTPUT vẫn luôn luôn ON trừ khi TM1.OUT được kích hoạt, nó sẽ làm hở mạch và OUTPUT sẽ bị tắt.

Nhánh thứ 2 là nhánh chứa timer. Khi COMMAND tích cực thì OUPUT sẽ tích cực và sẽ làm timer bắt đầu chạy (COMMAND cấp dạng xung). Khi Timer đếm xong thì sẽ kích hoạt TM1.OUT làm nhánh 1 hở mạch và OUTPUT sẽ chuyển sang OFF.

Các bạn hãy thử nó trên phần mềm của bạn nhé.

Timer kết hợp ON+OFF DELAY

Như cái tên đã thể hiện, bộ timer này sẽ kết hợp On-delay và Off-delay. Vì vậy nó sẽ On sau khoảng thời gian nhận tín hiệu và nó sẽ off cũng sau khoản thời gian ngưng nhận tín hiệu.

Ứng với bộ này, chúng ta sẽ cần 2 timer:

  • Một cái để đếm thời gian delay trước khi bật ON ngõ ra.
  • Một cái để đếm thời gian trước khi tắt OFF ngõ ra.

Đoạn ladder này tuân theo phương pháp tương tự như phương pháp được sử dụng để thể hiện chức năng timer Off-delay, với việc thêm thời gian 2 giây On-delay để tạo độ trễ trước khi COMMAND bật ngõ ra OUTPUT sang ON.

Bộ định thì

Hoàn toàn tương tự các cách ở trên, phần này mình để các bạn tự thực hành để tìm ra phương pháp nhé.

Tóm lại:

Bài viết không khuyến nghị các bạn thay thế tất cả timer bằng On-delay. Mà bài viết chỉ ra rằng, nếu những timer khác không có trong bộ PLC của bạn thì bạn cũng đừng lo lắng, On-delay timer có thể làm được tất cả :mrgreen: .

(itudong.com – Kiến thức Tự động hóa)

 

 

White Tiger
White Tigerhttp://itudong.com
Hi, I am White Tiger, and I'm an Automation engineer who specializes in PLC and SCADA. I've spent many years doing PLC development, installing, design SCADA, and troubleshooting. I hope to make this blog both a personal journal for my professional growth as well as a valuable information resource for others.

Related Articles

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

1,839Thành viênThích
972Người theo dõiTheo dõi
1,750Người theo dõiĐăng Ký

Latest Articles